Đại gia Nghệ An này chỉ có 1 con gái duy nhất nên đã quyết định bỏ hơn 50 tỷ xây ngôi nhà bằng gỗ như "phủ Hòa Thân" làm của hồi môn cho con gái.
Được ví như biệt phủ độc nhất vô nhị, đồ nội thất cực độc, ngôi nhà gỗ hiếm có tọa lạc trên diện tích gần 4.000 m2 tại xóm 3, xã Nghi Phú (thành phố Vinh, Nghệ An) khiến nhiều người phải "ngả mũ".
Ngôi nhà nằm trên khuôn viên gần 4.000m2, bao quanh là dãy tường rào kiên cố cao gần 3m, xây dựng rất công phu, ốp tới 5 loại đá.
Ngoài kỷ lục về diện tích, ngôi nhà còn có kỷ lục lớn nhất là phần gỗ. Chủ nhân đã bỏ ra 2.000m3 gỗ đinh hương, giáng hương và cẩm lai để dựng nhà.
"Phủ Hòa Thân" nằm trên khuôn viên gần 4.000m2
Chủ nhân của khuôn viên gồm nhiều ngôi nhà gỗ được mệnh danh “như phủ Hòa đại nhân” là đại gia Lê Đình Cường, biệt hiệu là Cường "Thọ" (xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An).
Hai vợ chồng anh chỉ có một con gái duy nhất, nhưng vẫn bỏ ra hơn 50 tỷ đồng cất lên ngôi nhà đặt biệt này để làm hồi môn cho con gái.
Ông Lê Đình Cường được biết đến là người giàu có nhờ khai thác, kinh doanh gỗ từ Lào về Việt Nam nhiều năm nay
Khi đã trở thành một đại gia, ông Cường mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực khác. Nhiều người đồn đoán tài sản của ông có thể vượt quá hàng trăm tỷ đồng.
Chủ nhân của khuôn viên gồm nhiều ngôi nhà gỗ được mệnh danh “như phủ Hòa đại nhân” là đại gia Lê Đình Cường.
Năm 2004, ông Cường bắt đầu tuyển chọn hàng ngàn mét khối gỗ quý như đinh hương, cẩm lai... từ Lào về để bắt đầu xây dựng ngôi nhà theo lối kiến trúc đặc biệt.
Biệt danh “phủ Hòa đại nhân” cũng bắt đầu được người ta nói đến khi có thông tin cho rằng ông Cường đã cho người sang tận Trung Quốc để tham khảo kiến trúc phủ Hòa Thân (Hòa đại nhân).
Sau gần 1 năm nghiên cứu, học theo các chi tiết các tòa nhà ở phủ Hòa Thân, những người thợ bắt đầu về xây dựng ngôi nhà trong khoảng 5 năm mới hoàn thành.
Nhiều người tiết lộ, để xây dãy nhà này, ông Cường đã thuê khoảng 50 người thợ giỏi nhất về chạm khắc gỗ chuyên nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và cho sang bên Trung Quốc để học theo kiến trúc của phủ Hòa Thân.
Sau gần 1 năm nghiên cứu, học theo các chi tiết các tòa nhà ở phủ Hòa Thân, những người thợ bắt đầu về xây dựng ngôi nhà trong khoảng 5 năm mới hoàn thành.
Giai thoại về chủ nhân ngôi nhà còn được truyền miệng, tầm những năm 1990, người ta đồn ông Cường bị “sập cầu” mất hơn 2 tỷ đồng, gần bằng một năm thu ngân sách của thành phố Vinh lúc đó, vậy mà ông Cường vẫn bình thản như không.
Riêng việc này, hồi ấy người ta đã gọi ông là “siêu nhân”.
Từng hai lần được tôn là “siêu nhân xứ Nghệ”, thêm lần làm ngôi nhà gỗ to lớn này, người ta lại tiếp tục gọi ông là “siêu nhân”.
Đây là ngôi nhà ông dự kiến thi công ngàn ngày, vật liệu phải độc đáo, đắt tiền và ngôi nhà ở của ông phải không giống bất kỳ ngôi nhà nào.
Toàn bộ hệ tủ được khảm trai, bàn ghế được làm từ gỗ quý. (Ảnh: GDVN).
Để làm được những căn nhà đặc biệt này, chủ nhân đã phải sự dụng ít nhất là 2000m3 gỗ đinh hương, giáng hương, cẩm lai... Thời điểm xây dựng, ngôi nhà này được đánh giá không dưới 50 tỷ đồng.
Ngôi nhà này được thiết kế rất công phu, tỉ mỉ từng chi tiết. Bất kể 1 xà ngang hay bậc cửa nào cũng được chạm trổ các họa tiết sang trọng như long, ly, quy, phụng rồi đầy đủ các loại chim thú.
Đỉnh các mái nhà cũng được trang trí tỉ mỉ, độc đáo với phong cách của phủ Hòa Thân. Ngoài các tòa nhà chính, người chủ còn cho xây 1 chòi để thưởng lãm trà, rượu.
Được biết, bên dưới chòi này là hầm chứa các loại rượu đặc biệt quý.
Nhiều người không khỏi choáng ngợp khi tận mục nội thất cầu kỳ mà đại gia Cường sử dụng trong các căn phòng.
Cũng trong khuôn viên của ngôi nhà, ngoài gian nhà chính bằng gỗ, còn có một dãy nhà ngang phía đằng sau làm bếp và phòng vệ sinh rộng mấy trăm mét vuông, nối với gian nhà chính bằng một cây cầu bằng gỗ.
Trong khuôn viên có hàng chục cây lộc vừng, cây sanh, cây si cổ thụ được chủ nhân mua về trồng theo bờ tường rào.
Riêng bờ rào quanh khuôn viên cũng được trang trí rất công phu, trị giá 2 tỷ đồng, được ốp 5 loại đá sỏi, tất cả những loại đá này đều được đặt mua từ TP HCM.
"Chúng tôi xây nhà chỉ cốt để ở, sau này làm của hồi môn cho con gái, có sao làm vậy, không kinh doanh nên không tính toán hơn thiệt, chỉ đơn giản xây lúc nào xong và vừa ý thì thôi", đại gia Lê Đình Cường cho biết.
Bức tường bao quanh cao khoảng gần 4 mét, được dát toàn đá trắng được nghiền tròn. Giá của bức tường là 2 tỷ đồng?
Một người hàng xóm của ông Cường cho biết, trước đây vị đại gia này cũng từng là người “trắng tay”. Chủ nhân của “phủ Hòa đại nhân” từng đi buôn trâu bò, buôn xe máy… rồi phiêu bạt sang Lào làm ăn và “phất” lên từ đó.
Ông Phạm Văn Loan - Xóm trưởng, cho biết vợ chồng ông Cường ít khi ở nhà mà chủ yếu vẫn ở Lào để điều hành các hoạt động kinh doanh.
"Gia đình có mối quan hệ tốt với hàng xóm láng giềng. Ông Cường cũng rất tích cực trong ủng hộ xây dựng các công trình dân sinh trong địa bàn", ông Loan nói.
Theo Đời sống & Pháp luật
Được ví như biệt phủ độc nhất vô nhị, đồ nội thất cực độc, ngôi nhà gỗ hiếm có tọa lạc trên diện tích gần 4.000 m2 tại xóm 3, xã Nghi Phú (thành phố Vinh, Nghệ An) khiến nhiều người phải "ngả mũ".
Ngôi nhà nằm trên khuôn viên gần 4.000m2, bao quanh là dãy tường rào kiên cố cao gần 3m, xây dựng rất công phu, ốp tới 5 loại đá.
Ngoài kỷ lục về diện tích, ngôi nhà còn có kỷ lục lớn nhất là phần gỗ. Chủ nhân đã bỏ ra 2.000m3 gỗ đinh hương, giáng hương và cẩm lai để dựng nhà.
"Phủ Hòa Thân" nằm trên khuôn viên gần 4.000m2
Chủ nhân của khuôn viên gồm nhiều ngôi nhà gỗ được mệnh danh “như phủ Hòa đại nhân” là đại gia Lê Đình Cường, biệt hiệu là Cường "Thọ" (xã Nghi Phú, thành phố Vinh, Nghệ An).
Hai vợ chồng anh chỉ có một con gái duy nhất, nhưng vẫn bỏ ra hơn 50 tỷ đồng cất lên ngôi nhà đặt biệt này để làm hồi môn cho con gái.
Ông Lê Đình Cường được biết đến là người giàu có nhờ khai thác, kinh doanh gỗ từ Lào về Việt Nam nhiều năm nay
Khi đã trở thành một đại gia, ông Cường mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực khác. Nhiều người đồn đoán tài sản của ông có thể vượt quá hàng trăm tỷ đồng.
Chủ nhân của khuôn viên gồm nhiều ngôi nhà gỗ được mệnh danh “như phủ Hòa đại nhân” là đại gia Lê Đình Cường.
Năm 2004, ông Cường bắt đầu tuyển chọn hàng ngàn mét khối gỗ quý như đinh hương, cẩm lai... từ Lào về để bắt đầu xây dựng ngôi nhà theo lối kiến trúc đặc biệt.
Biệt danh “phủ Hòa đại nhân” cũng bắt đầu được người ta nói đến khi có thông tin cho rằng ông Cường đã cho người sang tận Trung Quốc để tham khảo kiến trúc phủ Hòa Thân (Hòa đại nhân).
Sau gần 1 năm nghiên cứu, học theo các chi tiết các tòa nhà ở phủ Hòa Thân, những người thợ bắt đầu về xây dựng ngôi nhà trong khoảng 5 năm mới hoàn thành.
Nhiều người tiết lộ, để xây dãy nhà này, ông Cường đã thuê khoảng 50 người thợ giỏi nhất về chạm khắc gỗ chuyên nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và cho sang bên Trung Quốc để học theo kiến trúc của phủ Hòa Thân.
Sau gần 1 năm nghiên cứu, học theo các chi tiết các tòa nhà ở phủ Hòa Thân, những người thợ bắt đầu về xây dựng ngôi nhà trong khoảng 5 năm mới hoàn thành.
Giai thoại về chủ nhân ngôi nhà còn được truyền miệng, tầm những năm 1990, người ta đồn ông Cường bị “sập cầu” mất hơn 2 tỷ đồng, gần bằng một năm thu ngân sách của thành phố Vinh lúc đó, vậy mà ông Cường vẫn bình thản như không.
Riêng việc này, hồi ấy người ta đã gọi ông là “siêu nhân”.
Từng hai lần được tôn là “siêu nhân xứ Nghệ”, thêm lần làm ngôi nhà gỗ to lớn này, người ta lại tiếp tục gọi ông là “siêu nhân”.
Đây là ngôi nhà ông dự kiến thi công ngàn ngày, vật liệu phải độc đáo, đắt tiền và ngôi nhà ở của ông phải không giống bất kỳ ngôi nhà nào.
Toàn bộ hệ tủ được khảm trai, bàn ghế được làm từ gỗ quý. (Ảnh: GDVN).
Để làm được những căn nhà đặc biệt này, chủ nhân đã phải sự dụng ít nhất là 2000m3 gỗ đinh hương, giáng hương, cẩm lai... Thời điểm xây dựng, ngôi nhà này được đánh giá không dưới 50 tỷ đồng.
Ngôi nhà này được thiết kế rất công phu, tỉ mỉ từng chi tiết. Bất kể 1 xà ngang hay bậc cửa nào cũng được chạm trổ các họa tiết sang trọng như long, ly, quy, phụng rồi đầy đủ các loại chim thú.
Đỉnh các mái nhà cũng được trang trí tỉ mỉ, độc đáo với phong cách của phủ Hòa Thân. Ngoài các tòa nhà chính, người chủ còn cho xây 1 chòi để thưởng lãm trà, rượu.
Được biết, bên dưới chòi này là hầm chứa các loại rượu đặc biệt quý.
Nhiều người không khỏi choáng ngợp khi tận mục nội thất cầu kỳ mà đại gia Cường sử dụng trong các căn phòng.
Cũng trong khuôn viên của ngôi nhà, ngoài gian nhà chính bằng gỗ, còn có một dãy nhà ngang phía đằng sau làm bếp và phòng vệ sinh rộng mấy trăm mét vuông, nối với gian nhà chính bằng một cây cầu bằng gỗ.
Trong khuôn viên có hàng chục cây lộc vừng, cây sanh, cây si cổ thụ được chủ nhân mua về trồng theo bờ tường rào.
Riêng bờ rào quanh khuôn viên cũng được trang trí rất công phu, trị giá 2 tỷ đồng, được ốp 5 loại đá sỏi, tất cả những loại đá này đều được đặt mua từ TP HCM.
"Chúng tôi xây nhà chỉ cốt để ở, sau này làm của hồi môn cho con gái, có sao làm vậy, không kinh doanh nên không tính toán hơn thiệt, chỉ đơn giản xây lúc nào xong và vừa ý thì thôi", đại gia Lê Đình Cường cho biết.
Bức tường bao quanh cao khoảng gần 4 mét, được dát toàn đá trắng được nghiền tròn. Giá của bức tường là 2 tỷ đồng?
Một người hàng xóm của ông Cường cho biết, trước đây vị đại gia này cũng từng là người “trắng tay”. Chủ nhân của “phủ Hòa đại nhân” từng đi buôn trâu bò, buôn xe máy… rồi phiêu bạt sang Lào làm ăn và “phất” lên từ đó.
Ông Phạm Văn Loan - Xóm trưởng, cho biết vợ chồng ông Cường ít khi ở nhà mà chủ yếu vẫn ở Lào để điều hành các hoạt động kinh doanh.
"Gia đình có mối quan hệ tốt với hàng xóm láng giềng. Ông Cường cũng rất tích cực trong ủng hộ xây dựng các công trình dân sinh trong địa bàn", ông Loan nói.
Theo Đời sống & Pháp luật
0 comments:
Post a Comment